CÁC HẬU QUẢ KHI TẬP LUYỆN MÔN CẦU LÔNG CƠ BẢN KHÔNG ĐÚNG CÁCH:
Cầu lông căn bản nói riêng và các môn thể thao nói chung đều rất tốt cho sức khỏe. Để luôn có một tinh thần minh mẫn trong một thân thể cường tráng đảm bảo thực hiện tốt các kế họach của cuộc sống người ta tìm đến với thể thao như một cứu cánh để duy trì sức khỏe, duy trì thanh xuân. Nhiều người tham gia tập luyện nhưng ít người biết rằng thể thao nói chung và Cầu Lông nói riêng cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ ngược lại ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe con người nếu không am hiểu về môn thể thao mình lựa chọn luyện tập.
Hôm nay tôi xin được nêu những hậu quả của việc tập cầu lông nói riêng và hầu hết các môn thể thao nói chung để quí vị độc giả xem xét sự quan trọng của việc học Cầu Lông Căn Bản cũng như một số môn thể thao khác.
* 1-Không khởi động:
Khởi động là khâu chuẩn bị rất cần thiết và quan trọng trong quá trình luyện tập bởi đây là giai đoạn chuyển tiếp của cơ thể để quen dần với những động tác tung, hứng cầu, xoay người, chuyển động nhanh mà không bị căng cơ, rút cơ (chuột rút). Có những bạn muốn tiết kiệm thời gian trong sân tập nên bỏ qua bước khởi động.
Khởi động sẽ giúp nhịp tim tăng lên một cách từ từ, tăng ô xy cho cơ thể và tăng lưu lượng máu đến cơ bắp tòan thân, ngăn ngừa tổn thương cho người tập do các cơ đã được tăng cường độ đàn hồi nên nếu không khởi động nhiều tình trạng tổn thương sẻ xảy ra liên quan đến cơ như bong gân, trặc tay, chân, trẹo hông khi xoay người, trẹo cổ khi thực hiện các động tác xoay vai đón cầu. Ngòai ra không khởi động còn khiến nhịp tim đập nhanh bất ngờ, cơ thể thiếu ô xy nên dễ dẫn đến tình trạng chóang, ngất. Lâu dài dẫn đến thiếu ô xy não…
* 2- Tập luyện sai tư thế thiếu hiệu quả khi chơi cầu lông lại khiến cơ thể bị tổn thương:
- Thường xuyên đưa 2 tay lên và xuống một cách vô thức: sẽ không thể phản ứng nhanh, khi di chuyển thì lỗi nhịp bắt cầu nên không đón kịp cầu hoặc để cầu sa xuống quá thấp phải thực hiện động tác vớt cầu vì vậy không thể tận dụng nhanh đường cầu của mình tấn công thắng điểm đối phương. Trái lại dễ bị rút cơ tay, trặc khớp tay.. Khi chơi cầu, tay cầm vợt phải luôn nằm ở tư thế chờ cầu, tay còn lại phải luôn ở thế định hướng cầu bay.
- Đặt vị trí chân và cách di chuyển không hợp lý: dẫn đến tốn sức vì luôn phải đuổi theo cầu, chạy rất vất vả; Mũi chân di chuyển không có phương pháp khi chuyển động nhanh thường dễ mắc vào chân kia tự gây té ngã tổn thương. Thay vì vậy nên học cách bước chân, nhảy nhịp, nhún kéo chân, xoay nửa người, cả người đúng cách để không phải bỏ phí sức lực tiêu hao vào việc đuổi cầu chứ không phải đón cầu.
- Xoay và đánh trở cánh tay liên tục: thay vì học cách xoay cổ tay hợp lý để không phải tốn sức mà vẫn đón cầu nhanh, bắt kịp nhịp và định hướng để đánh trả.
- Chỉ dồn lực vào một chân: khiến cơ một chân mỏi rã rời sau khi tập mà kết quả 2 bên chân cơ lại không săn chắc như nhau. Trong môn Cầu Lông Căn Bản, từ các bước tiến, lùi đều được phân bổ lực rất hợp lý; Khi chân tiến lên thì dồn lực lên, cần giữ cho đầu gối ở vị trí phía sau ngón chân bởi nếu đẩy đầu gối về phía trước sẽ tạo áp lực lên các khớp kéo căng đầu gối và có thể gây thương tích; Khi lui về lực phải rút tòan bộ ra chân sau để làm đòn đỡ vững chắc những cú ngã người phía sau đón cầu…
* 3- Tập luyện không đúng thứ tự kế hoạch như được hướng dẫn:
Cũng giống như câu nói “chưa học bò đã lo học chạy”, người tập luyện môn cầu lông căn bản cũng cần được hướng dẫn từng bài tập theo thứ tự, từ dễ đến khó; Phải kiên trì thực hiện được động tác này mới chuyển qua học động tác kia; Tránh học nhảy, sau này bài nào cũng đã học rồi, học lại thì nản mà thực hành thì không có động tác nào chuẩn cả. Như vậy không những phải kéo dài thời gian học tập mà kết quả cũng không được mỹ mãn như mong đợi.
*4- Hôm nay có việc nghỉ tập mai tập bù 2 ca - lợi bất cập hại:
Cách bù đắp này khiến bạn đuối sức, thậm chí một vài động tác do tập quá thời gian cũng làm bạn mệt mỏi kéo dài.
* 5- Luyện hít thở không đúng cách, không biết giữ nhịp thở - tập nhiều mà không khỏe:
Môn cầu lông căn bản cũng hướng dẫn cho bạn phương pháp hít thở và giữ nhịp thở khiến bạn chơi tốt hơn và cũng đảm bảo sức khỏe nữa. Khi ta tập trung vào việc gì ví dụ như là đón cầu và dồn lực để quất trả, các lỗi thường gặp là nín thở vì theo cảm nghĩ của bạn là để tập trung hơn và ra quyết định chính xác hơn.
Nhưng nếu nín thở trong một vài phút có thể gây choáng ngất. Bạn đừng quên là còn sống phải thở, bạn cần hít sâu khi tung cầu, hứng cầu và cần kết hợp thở ra khi đánh trả cầu; Khi hít vào phải phình bụng ra để chứa khí và cong lưỡi lên vòm hầu thì khi đó cơ hòanh được đẩy xuống dưới bụng để buồng phổi chứa khí, trái với thói quen thường thì khi ta hít vào hay hóp bụng vào; Khi thở ra phải hóp bụng vào để đẩy khí ra, lưỡi đưa thẳng theo hướng kẻ chân răng thì khi đó cơ hòanh được đẩy lên phía ngực tống khí ra ngòai.
Kết quả khảo sát cho thấy quan sát trong 100 người trưởng thành có hơn 90 người hít thở sai nên gây ra nhiều bệnh tật.
Không há miệng để thở và cũng không há miệng để hít vào. Chức năng của mũi là để hít và thở. Hít vào bằng miệng đưa nhiều vi khuẩn vô miệng hơn vì mũi có lông mũi chức năng là cản trở bụi và vi khuẩn khi hít vào, miệng thì không có chức năng này; Thở ra bằng miệng khiến bạn không giữ được nhịp thở, làm khô cuống họng, dễ gây viêm họng, dị ứng, làm rối lọan nhịp thở…
* 6- Tập cầu lông căn bản cốt yếu để giảm cân - đúng nhưng chưa đủ:
- Tập luyện khi đói hoặc đói sau khi luyện tập nhưng cố nhịn ăn để không tăng cân: Phụ nữ đối với môn cầu lông căn bản nói riêng và các môn thể thao khác nói chung đặc biệt chú ý tới khả năng giảm cân nhanh... Điều đó là đúng song bên cạnh đó, bạn phải luyện tập trước tiên là để tạo được dáng vẻ săn chắc cũng tức là làm tăng quá trình trao đổi chất, vì vậy khi tiêu hao năng lượng luyện tập thì cũng phải có cơ chế bù vào lượng calo mất đi chứ đúng theo nhu cầu cơ thể cần chứ không phải chỉ cố làm tiêu hao lượng calo để giảm cân mà không chú ý cơ chế trao đổi có ra phải có vào. Như vậy cơ thể sẽ bị suy kiệt.
- Không dám uống nhiều nước vì sợ bụng to: nên nhớ rằng 70% cơ thể bạn là nước, nếu bạn không thường xuyên bù vào lượng nước mất đi do tiêu hao mồ hôi khi luyện tập, cơ thể bạn dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Trong khi tập, cứ 20 đến 30 phút bạn cần uống ¼ hoặc ½ cốc nước. Bởi khi bạn ý thức được về cơn khát thì cơ thể đã mất nước một phần và điều này có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng chịu đựng và tập trung.
- Chỉ ăn trái cây và rau mà không bổ sung đủ các chất đạm, chất bột, chất đường: Ăn nhiều rau xanh và trái cây là tốt nhưng không đủ. Mà phải ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính bao gồm chất bột (gạo, bánh mì, ngũ cốc..); đường; chất đạm (các lọai cá thịt..); chất béo; vitamin; muối khoáng và chất xơ nhưng tất cả phải dùng điều độ, có liều lượng, không lạm dụng thì không thể gây ra tăng cân được mà trái lại còn giúp cho cơ thể có đầy đủ chất để có sức khỏe tập luyện tốt hơn.
*7- Có luyện tập thể thao nên cứ thỏai mái ăn uống – một quan niệm sai lầm cho sức khỏe:
Không phải mỗi ngày bạn đến sân tập đều đặn rồi về nhà thả sức ăn bất cứ món gì mình ưa, uống bất kỳ lọai nước nào mình thích không kể đến tác hại mà sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và việc tập luyện của bạn đâu. Nên dù đang theo kiên trì và đều đặn lớp cầu lông căn bản bạn cũng nhớ chú ý việc ăn uống nhé:
- Không dùng các lọai nước có chất kích thích thường xuyên (nếu không phải trong trường hợp đặc biệt bất khả kháng) như: bia, rượu, nước giải khát có hóa chất có gaz, các lọai nước quá ngọt. Nếu bạn là người có lượng đường trong máu trên trung bình hoặc gần vượt mức trung bình thì bạn nhớ đừng uống nhiều nước mía nha vì nước mía thực chất là đường sống đó bạn.
- Không ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh. Tốt nhất là dùng thực phẩm vừa mua về chế biến kỹ tại nhà đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm.
- Nạp vừa phải các chất tinh bột, đường, đạm, chất béo… theo nhu cầu cơ thể. Vì khi lượng calo bạn nạp vào cơ thể quá dư thừa không tiêu hao được hết thì thay vì chuyển hóa thành năng lượng, lượng calo nạp vào sẽ chuyển hóa thành lớp mỡ thừa đáng ghét đó bạn ơi.
*8- Kết hợp tập thể thao với việc dùng thêm thuốc hỗ trợ sinh lực, hoặc giảm cân để có sức khỏe tốt có thể tiền mất tật mang:
Nhiều người có quan niệm sai lầm và thích nghe, thích xem quảng cáo, dễ dàng tin rằng sử dụng một lọai thuốc nào đó không cần luyện tập thể thao vẫn có được sức khỏe như Hercules hay uống một lọai thuốc nào đó lập tức trong thời gian ngắn có được thân hình người mẫu.
Đó là điều không tưởng. Bất cứ lọai thuốc nào cũng là con dao 2 lưỡi, chẳng có lọai thuốc nào có thể thay thế việc tập luyện thể thao và ăn uống sinh họat điều độ đâu. Như các bạn biết đó thể thao mang lại sức khỏe, có sức khỏe thì không bệnh họan, không bệnh thì đâu cần dùng thuốc. Vậy nên thể dục thể thao có thể thay thế thuốc nhưng thuốc không bao giờ thay thế được thể dục thể thao.
Ví dụ như các lọai thuốc tăng lực chỉ đơn thuần là các lọai chất kích thích thần kinh hưng phấn trong một thời gian ngắn nhưng không phải thực tế bản thân bạn hưng phấn nên sau khi hết tác dụng thuốc, cơ thể bạn lại rơi vào tình trạng mệt mỏi hơn, bạn lại càng muốn dùng thuốc, dần dần bạn và cơ thể bị lệ thuộc vào thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, các kháng thể trong bạn cũng dần tiêu hao mà không tiếp tục sản sinh vì cơ chế quen ỷ lại thuốc hỗ trợ khiến cơ thể trở nên yếu đuối, phụ thuộc thuốc.
Các dược phẩm giảm cân cũng thế, nó làm cho cơ thể mất đi cảm giác đói, cảm giác thèm ăn nên cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cần thiết, một thời gian dẫn đến suy nhược, hoa mắt, chóng mặt.. và nguy hiểm hơn nữa sử dụng lâu dài có khả năng bạn sẽ mắc phải căn bệnh chán ăn, không những ảnh hưởng tới công việc, họat động thường ngày, ảnh hưởng đến trí não mà có có khả năng gây tử vong do suy kiệt nữa đó bạn.
*9- Cố gắng ngủ ít đi để dậy sớm tập thể thao:
Ngủ sớm dậy sớm giúp cơ thể tỉnh táo có sinh lực họat động tốt hơn. Nhưng nếu thời gian và công việc bạn không cho phép ngủ sớm mà bạn lại ép mình dậy sớm thì không những không tốt mà còn nguy to bạn ạ. Ngủ là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để cơ thể bạn phục hồi. Khi bạn ngủ cơ thể của bạn sẽ tiết ra các chất hóc môn tăng trưởng, IGF-1 và Testoterone. Tất cả các hóc môn này giúp việc phục hồi cơ thể. Đồng thời giấc ngủ tốt giúp bạn có được năng lượng cho buổi tập ngày hôm sau. Nên đừng bao giờ cố gắng ngủ ít đi để dậy sớm tập thể thao bạn nhé.
*10- Tắm ngay sau khi tập - mát mẻ nhưng không khỏe:
Nhiều người sau khi tập xong, do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt độ cơ thể cũng đang cao nên nhảy vội vào phòng tắm cho mát. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Bởi trong quá trình luyện tập, máu sẽ tăng lưu lượng đến các cơ bắp, khi ngừng tập luyện, máu vẫn tiếp tục lưu thông mạnh một thời gian nữa.
Nếu bạn tắm ngay khi ấy, cơ thể đang tăng cường sự trao đổi chất, các mạch co giãn và đổ mồ hôi nhiều thì sẽ phá hỏng sự cân bằng của cơ thể. Vì thế, cần nghỉ ngơi sau tập thể dục 10-20 phút để cơ thể về trạng thái bình thường, và tốt nhất là tắm nước ấm. Ngòai ra tắm ngay khi thân thể còn ướt mồ hôi bạn có thể sẽ sớm gặp vấn đề với nấm da hoặc lang ben đó bạn.
Tắm gội cũng cần có phương pháp như: khi không có điều kiện tắm bằng nước ấm sau khi tập thì bạn nên đợi khô mồ hôi, rồi dội nước từ dưới bàn chân cao dần lên đầu cho cơ thể quen rồi mới tắm gội bình thường, chứ không nên xối nước từ đầu trở xuống vì khi đó cơ thể chưa quen với nhiệt độ thấp của nước, bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, đau đầu, chuột rút…
Trên đây là một số những sai lầm mà mọi người rất dễ mắc phải trong quá trình luyện tập. Hy vọng với bài viết này đã giúp bạn nhận ra những gì bạn đang làm và giải quyết vấn đề trước khi nó trở thành những thói quen xấu. Hãy nỗ lực để có cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn nhé bạn.
Địa Chỉ: Sân Cầu Lông E 294-Hoàng Hoa Thám-P12-Q.TB.
Hotline: 0917.233.968(Mr Lộc)
Email: NghiemVinhLoc@gmail.com