Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Giờ giải lao.

Sau giờ tập luyện mệt,các học viên đã tổ chức ngồi uống nước và thảo luận,trao đổi về buổi tập cầu lông.





Blogger: http://daycaulong.blogspot.com/


facebook: http://www.facebook.com/daycaulong


Email: DayCauLong@gmail.com


Hotline: 0917233968(Mr Lộc)

Tập đánh thực hành.




                           Tập di chuyển trong sân để làm quen với các bài tập.

Thảy cầu cho học viên tập bộ lưới


Thầy Mẫn đang  hướng dẫn tập bộ lưới.

Kỹ thuật đánh cầu lưới

Kỹ thuật đánh cầu lưới


Đẩy cầu là kỹ thuật đánh trả những quả cầu sát lưới của đối phương đánh sang vào hai góc cuối sân sau của đối phương.

* Đẩy cầu thuận tay: người thực hiện đứng ở sát lưới bên phải đưa vợt lên
 trên phía trước bên phải. Khi khủyu tay hơi co thu lại, cẳng tay hơi vặn
ngoài, cổ tay hơi xoay ra, mặt vợt cũng theo đó mà vung ra sau về phía dưới
bên phải, mặt vợt đối diện trực tiếp với cầu đến. Lúc này ngón út và ngón áp
 út tay cầm vợt hơi lỏng ra làm cho chuôi vợt hơi tách ra khỏi cơ mắt cá.
Ngón cái và ngón trỏ  xoay chuôi vợt ra ngoài, mặt vợt càng ngửa sau. Khi
 đẩy cầu, thân người hơi di chuyển ra trước, cẳng tay của tay bên phải vươn
ra trước đồng thời hơi vặn trong, cổ tay và ngón tay khống chế góc độ mặt
vợt, cổ tay từ duỗi sau chuyển sang duỗi thẳng và lắc cổ tay. Ngón trỏ ép ra
trước, ngón út và ngón áp út đột ngột nắm chặt cán vợt làm cho vợt chuyển
 động vung đẩy cầu từ bên phải qua phía trên đằng trước sang bên trái, bay
theo đường biên dọc đến góc cuối sân sau của đối phương. Trong quá trình
di chuyển trở về vị trí cũ vợt được thu về .(ST)


ĐịaChỉ: Sân 367-Đường Hoang Hoa Thám-P.13-Q.Tân Bình-TP.HCM
Hotline: 0917.233.968 (Mr LỘC)
Email: DayCauLong@gmail.com                             
Blogger: http//:daycaulong.blogspot.com



.....................................................................OOO.................................................................................

                       Hướng dẫn tập kỹ thuật nhảy đập cầu

Trước hết, cần phải nói kỹ thuật đập là 1 kỹ thuật liên hoàn, lực phát ra gọi là lực liên kết hay gọi là cộng lực cũng đúng, vì thế muốn đập được liên tục và đập được mạnh nhất thiết chúng ta phải nắm được kỹ thuật cơ bản của động tác này và phải luyện nhuần nhuyễn. 
Còn để nhảy lên đập được trúng và mạnh thì các bạn nên hiểu:

Trong cầu lông có 1 từ chuyên môn đó là từ NHỊP (hay gọi là đúng nhịp), khi mà tất cả nào là kỹ thuật cơ bản, nào là thể lực, ... đã tương đối đầy đủ nhưng chúng ta thiếu đi từ này thì cũng khó phát huy tốt những gì đã có. Dễ hiểu là khi chúng ta đã có kỹ thuật đập cầu, đã biết lùi về hoặc đứng tại chỗ bật 2 chân lên nhưng lại ko đúng với nhịp rơi của quả cầu (nhảy lên sớm quá, hoặc muộn quá) thì đều khó đánh tốt động tác này => ko phát huy được lực đánh tối đa, hoặc lãng phí lực đánh. 

Nói 1 cách khác thì có nghĩa là chúng ta phải bắt nhịp được chính xác với tình huống, xác định được toạ độ rơi xuống của cầu bao xa và bao lâu, di chuyển đón cầu nhanh, chính xác, đủ thời gian phán đoán điểm rơi của cầu sẽ tiếp xúc ra lực tốt nhất khi bật lên (có nghĩa là khi chúng ta bật lên thực hiện động tác đánh vào cầu mà cảm nhận thấy thoải mái và mạnh mẽ nhất là đúng).

Cách tập để có được điểm tiếp xúc tốt và đúng nhịp: (
 kỹ thuật cơ bản đã OK nhé )_Thực hiện các bước di chuyển không có cầu như lên lưới bỏ nhỏ, hoặc sang ngang thủ 2 bên rồi lùi về phía sau cuối sân chụm chân để bật lên nhiều lần (đừng thực hiện động tác đập vội). Mục đích là để có 1 bước chân di chuyển thật nhuần nhuyễn với các tình huống giả định như thực.

_ Đứng cuối sân đón các đường cầu thực tế do thầy hoặc bạn phát bổng sang cho mình tập. Có thực hiện động tác đập, từ nhẹ đến mạnh, từ đứng dưới đất đến bật nhẹ lên đập, quen rồi thấy ổn thì bật cao nữa lên để thực hiện động tác, cho đến hết khả năng (bật cao cỡ 1m thì tốt quá). Mục đích là tìm ra cảm giác với điểm tiếp xúc cầu đúng nhất với bản thân (mỗi người có 1 điểm tiếp xúc riêng, ko ai giống ai)

_ Cuối cùng thì ráp 2 phần trên lại = 1 bài tập thực tế hơn là thầy hoặc bạn sẽ giúp đưa 1 quả cầu lên phía trên để buộc mình di chuyển lên sau đó đưa 1 quả cầu bổng xuống dươí cuối sân để ta lui về thực hiện động tác bật 2 chân lên đập. Cứ như vậy đều đặn và nhiều lần chúng ta sẽ thành công thôi.
Một điều chắc chắn là khi bật lên càng cao (bật 2 chân) thì lực đập cầu sẽ càng mạnh và đường đập sẽ càng hiểm và biến hoá khó đỡ.

                                                              (Ảnh minh Họa)



ĐịaChỉ: Sân 367-Đường Hoang Hoa Thám-P.13-Q.Tân Bình-TP.HCM
Hotline: 0917.233.968 (Mr LỘC)
Email: DayCauLong@gmail.com                             
Blogger: http//:daycaulong.blogspot.com






............................................................................)OOO(......................................................................



Sau mỗi lần tập năng xong,chúng ta phải thả lỏng cơ,và ép cơ để cho các cơ trở lại bình thường cho khỏi mỏi,nếu không biết cách ép cơ khi khi tập về sẽ rất đau cho những người mới bước vào tập luyện.







ĐịaChỉ: Sân 367-Đường Hoang Hoa Thám-P.13-Q.Tân Bình-TP.HCM
Hotline: 0917.233.968 (Mr LỘC)
Email: DayCauLong@gmail.com                             
Blogger: http//:daycaulong.blogspot.com


...........................................................)ooo(.................................................






Tập thể lực để chơi cầu lông


                                                         
                                                                   Ảnh minh họa.

Một số phương pháp tập để nâng thể lực cho môn cầu lông: 
Một người được gọi là không còn thể lực để tiếp tục trận đấu ( hết pin) có những biểu hiện sau : 
Nhịp thở gấp gáp , rối loạn, có cảm giác tức ngực không bình thường dẫn đến mệt, mỏi. Các cơ bắp tham gia vào việc vận động không thể điều khiển theo ý muốn nữa.Đứng nhìn cầu hoặc chống trả 1 cách yếu ớt dần... 


Để có được 1 thể lực tốt, dai sức ,bền bỉ... phục vụ cho việc chơi tốt trong chuyên môn cầu lông các bạn có thể tập những môn thể thao khác để bổ trợ cho thể lực như:
1_ Chạy.
2_ Tập tạ. 
3_ Nhảy dây.
4_Breakdance_Hip hop.
5_Yoga.


Từ mục 2 trở đi các bạn có thể tự mình tìm hiểu để có các bài tập vì cũng không thật khó hiểu. Giờ xin chỉ đề cập đến mục 1 đó là các bài tập chạy bổ trợ cho Cầu lông đó là:


_Chạy bền tốc độ: nghĩa là chạy để bổ trợ cho sức bền bỉ là chính nhưng vẫn có yếu tố tốc độ trong đó. Chạy nhanh dần đều trong 1 thời gian tuỳ theo khả năng và nâng dần lên theo 1 giáo án. Chạy càng dài, càng lâu và càng nâng được tốc độ lên khi về cuối thời gian càng tốt ( liên tục khoảng 1 tiếng hoặc hơn thì có kết quả tốt_có bấm thời gian để so sánh kết quả).


_ Chạy tốc độ: Nghĩa là chạy bổ trợ cho việc nâng cao tốc độ, sức rướn, sức bật, độ nhanh của các bước di chuyển. Các hình thức là chạy 50m, 100m, 200m, 400m, 800m. Tất cả các cự li trên đều phải được chạy với khả năng tối đa, có bấm thời gian và lặp lại nhiều lần sao cho vẫn đảm bảo được thời gian chạy như những lần đầu tiên.


_ Chạy leo dốc: Bổ trợ cho cơ chân thêm sức bật, rướn và hô hấp trong tình trạng thay đổi độ cao, giúp cho cơ thể đủ oxi trong những thời điểm vận động nhiều. Hình thức này vẫn có yếu tố tốc độ bên trong, càng nhanh và càng nhiều lần càng tốt.


Tóm lại, khi các bạn đã có ý thức tập thêm bổ trợ để cho thể lực chuyên môn được nâng lên thì chúng ta hãy liên tưởng chúng ta bắt đầu tham gia vào xây dựng 1 toà nhà cao tầng "thể lực", như vậy nếu muốn toà nhà đó cao lên bao nhiêu tỉ lệ với thể lực của chúng ta cao lên thì chúng ta nhất thiết phải có 1 bản vẽ để thi công (từ chuyên môn gọi là giáo án, từ phong trào gọi là 1 bản kế hoạch chi tiết). Sau đó chúng ta bắt đầu thực hiện theo từng phần đã được vạch ra, giống như đang đặt những viên gạch móng đầu tiên, cao dần và cao dần, từng viên nhỏ 1 từng viên gạch nhỏ 1. Các bạn kiên trì và chính xác trong việc thực hiện kế hoạch thì sau 1 thời gian sẽ có kết quả như trong bản vẽ còn nếu ngược lại nôn nóng, hời hợt, bỏ dở ... thì kết qu

(Nguồntheducthethao)




ĐịaChỉ: Sân 367-Đường Hoang Hoa Thám-P.13-Q.Tân Bình-TP.HCM
Hotline: 0917.233.968 (Mr LỘC)
Email: DayCauLong@gmail.com                             
Blogger: http//:daycaulong.blogspot.com



Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Chiến Thuật

 I. Yêu cầu chiến thuật của môn cầu lông: Vận dụng chiến thuật nhằm đạt được các mục đích sau::
1. Điều chuyển vị trí của đối phương Đối phương thường đứng ở vị trí trung tâm của sân để quán xuyến tất cả các điểm của sân và sẵn sàng đánh trả lại tất cả các loại đường cầu khi chúng ta đánh đến. Nếu như chúng ta có thể điều chuyển được vị trí của họ, buộc họ phải rời khỏi vị trí trung tâm thì sân của họ sẽ xuất hiện chỗ trống và chính chỗ trống này sẽ trở thành mục tiêu để tấn công.

2. Buộc đối phương phải đánh trả bằng đường cầu cao ở sân sau và giữa sân: thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao, chém đập, chém treo hoặc vê cầu sát lưới ..v..v.. tạo thành khó khăn cho việc đánh trả của đối phương, buộc đối phương phải đánh trả sang bằng đường cầu cao, đường cầu không thể đánh đến đường biên ngang sân của mình. Như vậy sẽ có thể tạo điều kiện tốt nhất để tăng thêm sức mạnh uy hiếp của lần đập vụt mạnh và đập tạt cầu sát lưới tiếp sau đó của mình, giáng cho đối phương những đòn chí mạng.

3. Làm cho đối phương mất đi sự khống chế trọng tâm: lợi dụng các đường cầu lập lại hoặc sử dụng động tác giả làm rối loạn bước di chuyển của đối phương, làm cho đối phương mất đi sự ổn định của trọng tâm, không thể di chuyển tới kịp vị trí thuận lợi để đánh trả hoặc làm chậm thời gian đánh cầu dẫn tới chất lượng cầu đánh trả sẽ kém, từ đó tạo thành thế bị động cho đối phương.4. Tiêu hao thể lực của đối phương: điều khiển điểm rơi chuẩn xác của cầu, lơi dụng tối đa diện tích của toàn bộ mặt sân, đưa cầu đánh đến 4 góc của sân đối phương hoặc những chỗ xa với vị trí đứng của đối phương, làm cho đối phương mỗi lần di chuyển đánh trả cầu phải tiêu hao thể lực lớn. Khi giành giật sự được mất của 1 quả cầu, cũng nên sử dụng phối hợp nhiều loại hình kỹ thuật như đánh mạnh, đánh nhẹ, đánh chuẩn để điều chuyển đối phương, buộc đối phương phải chạy chỗ nhiều, đến khi cảm thấy thể lực đối phương không trụ nổi mới giáng đòn quyết định.(ST TL)

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

THƠ VUI 8-3

Chúc cho phụ nữ tóc dài
Ngày càng mơ mộng như bài thơ xuân,
Chúc cho phụ nữ dài chân
Ngày càng ngắn nhé, cái quần em mang!
Chúc cho phụ nữ giàu sang
Tranh nhau lên mạng khoe hàng hiệu luôn!
Chúc cho phụ nữ đi buôn
Làm ăn phát đạt không chuồn trốn nơ (nợ)!
Chúc cho phụ nữ làm thơ
Đầu óc ngơ ngẩn, ngẩn ngơ suốt ngày!
Chúc cho phụ nữ… ăn mày
Ra đường trúng quả gặp ngay nhà giàu!
Chúc cho phụ nữ bên Tàu
Xinh như phụ nữ và giàu như Ta!
Chúc cho phụ nữ mười ba
Được bao bọc tốt không ra… bà bầu!
Chúc cho phụ nữ đang sầu
Ngày đêm vui vẻ ở đâu cũng cười!
Chúc cho phụ nữ hơi lười
Thì chăm một chút cho người nó thon!
Chúc cho phụ nữ còn son
Nhanh nhanh hết ế có con bế bồng!
Chúc cho phụ nữ có chồng
Quan hệ chung thủy để không… no đòn!
Chúc cho phụ nữ Sài Gòn
Mãi luôn tươi trẻ như son môi hồng!
Chúc cho phụ nữ chưa chồng
Hà Nội tươi thắm như bông hoa đào!
Chúc cho phụ nữ chỗ nào
Chưa xinh thì hãy đi vào Hội ta!
Đảm bảo khi đã đi ra
Tinh thần sảng khoái ha ha cười hoài!
Chúc cho phụ nữ dài dài
24H nữa mệt nhoài nhận hoa!
 (ST 24h)facebool.com
                                                                   http://daycaulong.blogspot.com/